Hội nhập kinh tế buộc doanh nghiệp ngành Thép luôn trong tâm thế “hai trong một” - vừa bảo vệ thị trường của mình và vừa “tấn công” sang thị trường mới.
Ngày 19-4, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông báo một tuyên bố của Nga cho biết, Moscow đang yêu cầu Mỹ bồi thường cho việc Washington quyết định áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu nhôm và thép từ các nước trên thế giới.
Ngày 10/4, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho biết Trung Quốc đã yêu cầu tiến hành tham vấn tại cơ quan này về những mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ xung quanh các mức thuế mới mà Washington áp đặt với những sản phẩm nhôm thép nhập khẩu từ Trung Quốc.
Reuters ngày 16/4 đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) đang kiện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đòi bồi thường vì đã đánh thuế thép và nhôm của các nước EU.
Được dự báo sẽ có mức tăng trưởng sản xuất khoảng 20-22% trong năm nay, cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều tên tuổi, thép Việt Nam có triển vọng sẽ tới nhiều thị trường trên thế giới.
Ngày 1/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra quyết định áp các hình thức trừng phạt lên thép và nhôm nhập khẩu, sẽ áp mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm. Khác với những lo ngại theo dự đoán, các doanh nghiệp thép trong nước lại hết sức bình tĩnh.
Tình hình sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép tháng 3/2018 tăng so với cùng kỳ năm 2017 và tăng so với tháng 2/2018. Sau kỳ nghỉ Nguyên đán nằm trọn trong tháng 2, các hoạt động sản xuất kinh doanh đã bắt đầu trở lại. Tính chung Quý I/2018, sản lượng sản xuất-bán hàng của các thành viên Hiệp hội vẫn tiếp tục đà tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ 2017, đáp ứng nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu.